GỖ GHÉP PHỦ VENEER
Ván MDF phủ veneer hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất đồ nội thất gia đình. Vậy cấu tạo, ưu nhược điểm và giá bán của loại gỗ công nghiệp này ra sao? MOCHOANGGIA mời quý vị tham khảo chi tiết tại bài viết này. Nào, bắt đầu nhé!
Ván MDF phủ Veneer
Cấu tạo ván MDF phủ veneer
Ván MDF phủ veneer được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là cốt ván MDF và bề mặt phủ veneer. 2 lớp này được được liên kết với nhau bằng keo công nghiệp chuyên dụng giúp đảm bảo độ kết dính tuyệt đối.
Cấu tạo ván MDF phủ Veneer
Cụ thể từng phần như sau:
Cốt ván MDF: Là loại gỗ ép công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu là các cành cây, dăm gỗ, vụn gỗ, … Các nguyên liệu này sẽ được nghiền thành bột, loại bỏ tạp chất, trộn với keo và ép thành ván có độ bền cơ lý rất cao. Đặc điểm nổi bật của loại cót ván này khả năng chống mối mọt, cong vênh rất tuyệt vời. Hiện tại, có 2 loại cốt ván chính là gỗ MDF thường và chống ẩm.
Lớp phủ veneer: Là loại gỗ tự nhiên được lạng mỏng với độ dày chỉ từ 0.3 – 0.6mm. Bề mặt của bán được chà nhám nhẵn bóng. Hiện tại bề mặt veneer có 2 loại là veneer tự nhiên và veneer kỹ thuật:
Veneer tự nhiên: Gỗ sau khi khai thác sẽ được cho vào máy bóc ly tâm thành các lớp ván lạng. Các lớp này có độ dày trung bình khoảng 0.3 – 0.5mm. Một số loại gỗ phổ biến như: Gỗ óc chó, sồi, tần bì, dẻ gai, cherry,…
Veneer kỹ thuật: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được đem xử lý bằng máy tính để loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt gỗ. Các khuyết điểm có thể là: mắt chết, mắt sống, …
Lớp keo: Loại keo được sử dụng để đảm bảo độ kết dính giữa bề mặt và lõi gỗ là keo UF, MR, E0, E1, E.
Thông số kỹ thuật gỗ MDF phủ Veneer
Tiêu chí Thông số
Lõi gỗ : Ván MDF
Bề mặt: Phủ veneer: Sồi, óc chó, xoan đào, tần bì, căm xe, …
Khổ tấm: 1220 x 2440 (mm) hoặc 1000 x 2000 (mm)
Độ dày tiêu chuẩn: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 21mm, 25mm
Dung sai: Không quá 0.5 (mm)
Độ ẩm: 8 – 10%
Tỉ trọng: ≥ 650kg/m3
Loại keo sử dụng UF, MR, E0, E1, E
Kích thước gỗ MDF phủ Veneer
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng 2 loại kích thước phổ biến là 1000mm x 2000mm và 1220mm x 2440mm.
Độ dày của mỗi tấm ván dao động từ 3 – 25mm.
Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu mua kích thước khác với số lượng lớn, MOCHOANGGIA vẫn đáp ứng đầy đủ. Trong trường hợp này, vui lòng liên hệ số hotline 0903.062.111 để được tư vấn chi tiết.
Phân loại ván gỗ MDF phủ Veneer
Có 2 cách phân loại ván gỗ MDF phủ veneer đó là dựa vào cốt gỗ và dựa vào bề mặt veneer.
– Dựa vào cốt gỗ: Có 2 loại cốt phổ biến là ván thường và ván chống ẩm HRM (ván xanh chống ẩm).
Phân loại ván MDF phủ Veneer
– Dựa vào bề mặt: Hiện nay người ta thường sử dụng một số loại bề mặt từ: Gỗ óc chó, xoan đào, sồi, tần bì, dẻ gai, cherry,…
Phân loại ván gỗ MDF phủ Veneer
Ưu – nhược điểm ván MDF phủ veneer
Ưu điểm
Tính thẩm mỹ cao, sở hữu vân gỗ tự nhiên, rất đẹp và tinh tế, thân thiện với người sử dụng.
Có độ bền cao, khả năng chống ẩm và chống chầy xước rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, ván có khả năng ngăn ngừa sự oxy hóa cực tốt trong môi trường ẩm ướt. Trong đó, ván MDF phủ veneer óc chó và veneer sồi là nổi bật hơn cả về độ bền.
Có tính ổn định rất cao cao. Gần như không gặp phải hiện tượng cong vênh, co ngót hay giãn nở trong quá trình sử dụng.
Bề mặt rất nhẵn mịn, không bám bụi và rất dễ vệ sinh (lui chùi).
Có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Dễ thi công, có thể dễ dàng uốn cong tùy theo mục đích sử dụng.
Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
Ưu điểm ván gỗ MDF phủ Veneer
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, sản phẩm này cũng tồn tại một vài nhược điểm sau:
Tuổi thọ sử dụng khoảng từ 10 – 15 năm, thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
Độ dày của tấm ván chỉ khoảng từ 1.5 – 25mm. Không phù hợp để làm các sản phẩm đồ nội thất có độ dày lớn.
Không thể chạm khảm tinh tế như các loại gỗ tự nhiên. Các họa tiến có hình dáng uốn lượn cũng bị hạn chế.
Nhược điểm ván gỗ MDF phủ Veneer
Quy trình sản xuất ván gỗ MDF phủ veneer
Để có được 1 tấm gỗ MDF phủ bề mặt veneer sẽ cần trải qua 6 bước như sau:
Bước 1: Sản xuất gỗ MDF. (Ở phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ không đề cập chi tiết về quy trình sản xuất phần ruột này.)
Bước 2: Phủ lớp keo công nghiệp chuyên dụng lên bề mặt của ván thô. Đảm bảo toàn bộ bề mặt của tấm ván đều được phủ keo đầy đủ.
Bước 3: Tiến hành dán tấm veneer lên bề mặt của ván đã được phủ đều keo.
Bước 4: Đưa ván đã được dán bề mặt veneer vào máy ép. Có thể sử dụng máy ép nóng hoặc ép nguội tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất. Về mặt bản chất 2 máy đều cho ra thành phẩm như nhau và không có sự khác biệt về mặt chất lượng.
Bước 5: Dùng máy chà nhám để loại bỏ lỗi và đảm bảo bề mặt láng mịn.
Bước 6: Kiểm tra một lượt toàn bộ bề mặt của ván để tránh xuất hiện sản phẩm lỗi. Các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.
Ứng dụng của ván MDF phủ veneer trong đời sống
Gỗ công nghiệp MDF phủ veneer là nguyên liệu chuyên dụng để sản xuất đồ nội thất cao cấp.
Cốt ván thường: Sử dụng trong sản xuất các đồ nội thất như bàn, ghế, tủ (quần áo, tài liệu), kệ (kệ tivi, kệ trang trí, …).
Cốt ván chống ẩm: Được sử dụng chuyên để làm vật liệu ốp tường, vách nhà vệ sinh, tủ bếp, … Đặc biệt, các mẫu tủ bếp làm bằng gỗ MDF phủ veneer óc chó đang rất được người tiêu dùng yêu thích.
Ứng dụng ván MDF phủ Veneer
Bảng giá ván gỗ MDF phủ Veneer tại TPHCM
-----------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN MỘC HOÀNG GIA
MST: 0310226374
Địa Chỉ Văn Phòng : 319 Nhị Bình 15, X Nhị Bình, H Hóc Môn, TP HCM
Hotline: 0903.062.111 - 0913.392.331
Website : https://mochoanggia.com.vn
E-Mail : seo.mochoanggia@gmail.com